- FMCG là gì? TOP công ty FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới
- FMCG là gì
- Hàng tiêu dùng nhanh gồm những mặt hàng nào
- Có nên làm việc trong ngành FMCG không
- Những công việc phổ biến trong ngành FMCG
- Quản lý bán hàng (Sales Manager)
- Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
- Quản lý sức khỏe và an toàn (Health & Safety Manager)
- Trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực (Head of Sourcing)
- Kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành FMCG
- Sáng tạo
- Khả năng nắm bắt thông tin
- Tư duy nhạy bén trong kinh doanh
- Top công ty FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới
- Top công ty FMCG trên thế giới
- Coca – Cola
- Johnson & Johnson
- Procter & Gamble (P&G)
- Top công ty FMCG tại Việt Nam
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành đồ uống có cồn
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành đồ uống không cồn
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm tươi sống đông lạnh
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm đóng gói
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành sữa và sản phẩm từ sữa
- TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác
FMCG là gì? TOP công ty FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới
FMCG là một ngành hàng có doanh số có sự thay đổi mạnh mẽ qua từng năm. Điều này được chứng minh qua những báo cáo kinh doanh được cung cấp bởi Nielsen. Đây là một thuật ngữ vô cùng phổ biến được sử dụng nhiều trong những ngành như kinh tế, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được FMCG là gì cũng như đâu là những mặt hàng FMCG. Cùng Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM tìm hiểu fmcg nghĩa là gì cũng như những thông tin có thể bạn chưa biết về ngành hàng vô cùng HOT này qua bài viết sau nhé.
FMCG là gì
FMCG là từ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, hay còn được hiểu là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Những mặt hàng trong ngành FMCG chính là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, thuốc lá,… Các sản phẩm này có đặc điểm chung là giá thành vừa phải, thường được sử dụng liên tục, chính vì vậy FMCG còn được biết đến là CPG – Consumer Packaging Goods hay còn được biết đến là hàng tiêu dùng đóng gói. Chúng ta đã không còn quá xa lạ với những cái tên như Unilever, Colgate, Cocacola, Omo,…
Bạn đang xem: FMCG là gì? TOP công ty FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới
FMCG nghĩa là gì? Tổng quan về FMCG (Ảnh: Internet)
Hàng tiêu dùng nhanh gồm những mặt hàng nào
Như đã chia sẻ ở trên, hàng tiêu dùng nhanh là những mặt hàng có giá thành thấp, tuổi thọ ngắn và được tiêu thụ nhanh. Dưới đây là những nhóm phân loại trong ngành hàng tiêu dùng nhanh:
- Đồ uống: Các loại nước giải khát, bia, nước ngọt, nước đóng chai,…
- Bánh kẹo: Các loại bánh kẹo, đường, thực phẩm dinh dưỡng,…
- Thuốc: Các loại thuốc không kê đơn có thể mua ngoài hiệu thuốc,…
- Văn phòng phẩm: Bút chì, bút bi, sổ sách ghi chép, tẩy,…
- Thực phẩm chế biến: Phô mai, ngũ cốc, đồ hộp,…
- Thực phẩm đông lạnh: Trái cây, các loại hạt, củ quả, rau,…
- Chất tẩy rửa: Nước lau kính, nước rửa bát, baking soda, bột giặt,…
- Hóa mỹ phẩm khác: Dầu gội đầu, dầu xả, kem đánh răng, xà phòng,…
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh hiện hữu hằng ngày quanh ta (Ảnh: Internet)
Có nên làm việc trong ngành FMCG không
FMCG là một ngành có tần suất cung cấp sản phẩm số lượng vô cùng lớn cho khách hàng. Chính vì nhu cầu của người tiêu dùng luôn ở một mức cao nên cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG luôn rộng mở với các ứng viên. Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp FMCG có chế độ tốt như P&G, Unilever, Nestle, Acecook,…
Các doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng nhanh đều là doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy môi trường làm việc của họ cũng vô cùng tốt dù có trong thời kỳ dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế. Đến đây chắc có lẽ bạn có thể tự trả lời cho mình câu hỏi có nên làm việc trong ngành FMCG không. Dù bạn tốt nghiệp trường nào hay trình độ học vấn ra sao thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều khi bạn muốn gia nhập ngành FMCG.
Những công việc phổ biến trong ngành FMCG
Nếu bạn muốn làm việc trong các công ty thuộc ngành FMCG thì dưới đây là những công việc phổ biến trong ngành tiêu dùng nhanh:
Quản lý bán hàng (Sales Manager)
Để làm được một nhà quản lý bán hàng tốt, bạn cần trau dồi kiến thức, học hỏi để có thể bắt kịp xu thế thị trường. Quản lý bán hàng cần kỹ năng kiểm soát để nắm bắt được tình hình tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ để phù hợp với chi phí cũng như hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
Đây là một công việc đòi hỏi người làm phải có sự am hiểu nhất định về các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó họ có thể phân tích chiến lược doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau để đưa ra quan điểm chuyên sâu về quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý sức khỏe và an toàn (Health & Safety Manager)
Đây là công việc mà người làm cần duy trì, kiểm soát các vấn đề về sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đưa ra. Hơn nữa, người làm công việc này cũng cần có ý tưởng, để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực (Head of Sourcing)
Người làm công việc này cần đề xuất chiến lược phù hợp để cân đối nguồn lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này vẫn cần đảm bảo chất lượng đã đề ra. Từ đó tạo lợi thế về nguồn lực doanh nghiệp của mình nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các công việc trong ngành FMCG (Ảnh: Internet)
Kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành FMCG
Đây là nhóm ngành có mức lương vô cùng hậu hĩnh nên rất nhiều người mong muốn làm việc trong các công ty FMCG. Dưới đây là những kỹ năng cần có nếu bạn muốn làm việc trong ngành đầy cạnh tranh này.
Sáng tạo
Sáng tạo là một kỹ năng vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc sáng tạo sẽ giúp bạn có thể nhạy bén hơn trong việc cập nhật xu thế mới. Các sản phẩm tiêu dùng nhanh hiện nay ngày một nhiều lên nên bạn cần nắm bắt xu thế để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.
Khả năng nắm bắt thông tin
Ngoài tư duy sáng tạo thì việc nắm bắt thông tin vô cùng quan trọng, vì nếu bạn nắm bắt được đặc điểm của khách hàng, xu thế thị trường thì tỷ lệ thành công của doanh nghiệp cao hơn. Chính vì thế, hãy nắm bắt xu hướng mới trên thị trường và đặt tôn chỉ “khách hàng là thượng đế” lên hàng đầu.
Tư duy nhạy bén trong kinh doanh
Có thể bạn chưa biết thì nhân sự trong bộ phận kinh doanh không chỉ là những người định giá cho sản phẩm mà còn có thể định giá thương hiệu trên thị trường. Chính vì thế, khi đã sở hữu một tư duy kinh doanh nhạy bén thì bạn sẽ có thể đưa ra giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, từ đó có được vị thế tốt hơn trong lòng người tiêu dùng.
Kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành FMCG (Ảnh: Internet)
Top công ty FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm FMCG là gì ở trên thì chắc hẳn bạn cũng muốn biết thêm về các doanh nghiệp FMCG. Dưới đây là tổng hợp những cái tên “máu mặt” trong ngành FMCG tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Top công ty FMCG trên thế giới
Lưu ý: Thứ tự dưới đây không xếp hạng theo độ lớn hay giá trị công ty
Coca – Cola
Coca Cola là một trong những doanh nghiệp được nhiều người biết tới nhất trên thế giới. Theo thống kê thì mỗi năm có tới 1,8 triệu sản phẩm Coca Cola được sử dụng.
- Thành lập: Năm 1883, tại Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ.
- Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, Mỹ.
- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất đồ uống và si-rô không cồn.
Johnson & Johnson
Đây là một doanh nghiệp sở hữu hàng trăm nhãn hàng và có mặt ở hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.
- Thành lập: Năm 1886.
- Trụ sở chính: New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.
- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế và hàng hóa tiêu dùng.
FMCG là gì? Johnson & Johnson là một trong những ông trùm sừng sỏ trong ngành FMCG (Ảnh: Internet)
Procter & Gamble (P&G)
P&G là một trong những ông lớn máu mặt trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng trong gia đình. P&G may mắn được nằm trong danh sách những công ty đáng ngưỡng mộ nhất của tạp chí Fortune năm 2011.
- Thành lập: Năm 1837.
- Trụ sở chính: Cincinati, Ohio, Hoa Kỳ.
- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất hàng tiêu dùng trong gia đình.
Top công ty FMCG tại Việt Nam
Lưu ý: Bảng xếp hạng dưới đây được dựa vào báo cáo chính thức của công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành đồ uống có cồn
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm ngành đồ uống có cồn đó là: Heineken, Sabeco, Habeco,…
FMCG là gì? Top công ty FMCG ngành thực phẩm – đồ uống có cồn tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành đồ uống không cồn
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm ngành đồ uống không cồn đó là: Pepsico, Cocacola, Tân hiệp phát, Lavie,…
Top công ty FMCG ngành thực phẩm – đồ uống không cồn tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm tươi sống đông lạnh
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm thực phẩm đông lạnh đó là: CP, Vissan, Dabaco,…
Top công ty FMCG ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm đóng gói
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm ngành thực phẩm đóng gói đó là: Masan, Acecook, Tường An, Vedan,…
Top công ty FMCG ngành thực phẩm đóng gói, gia vị tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành sữa và sản phẩm từ sữa
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm ngành sữa và các sản phẩm từ sữa đó là: Vinamilk, Th True milk, Mộc Châu milk,…
Top công ty FMCG ngành sữa tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
TOP công ty FMCG tại Việt Nam ngành bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác
Một trong những cái tên nổi bật trong nhóm ngành đường, bánh kẹo và các thực phẩm dinh dưỡng đó là: Orion, Kinh Đô, Bibica, Richy…
Top công ty FMCG ngành đường và bánh kẹo tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Tạm kết
Hy vọng rằng, với những thông tin mà dứa vàng đã chia sẻ trên đây, các bạn đã phần nào hiểu được khái niệm FMCG là gì. Có thể thấy, FMCG là một ngành vô cùng tiềm năng và mang lại vô số cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ năng động. Ngoài ra, những thông tin trên cũng sẽ giúp các bạn có chiến lược cụ thể để thâm nhập ngành FMCG trong tương lai.
Đăng bởi: Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM
Chuyên mục: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc (0)