- Creative là gì? Cách chinh phục nghề Creative hot nhất hiện nay
- Creative là gì?
- Vai trò của Creative là gì trong doanh nghiệp
- Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative là gì
- Các công việc trong nghề Creative là gì?
- Executive Creative Director (Giám đốc điều hành sáng tạo)
- Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
- Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
- Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?
Creative là gì? Cách chinh phục nghề Creative hot nhất hiện nay
Trong những năm gần đây thì công việc sáng tạo được coi là một nghề hot và ngày càng trở nên cần thiết trong các công ty. Trong kinh doanh, sự sáng tạo là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp có những lối đi khác biệt, tạo được những ấn tượng nổi bật trong mắt khách hàng. Đâu là nghề “đậm chất” Creative nhất? Cần có những yếu tố nào để theo đuổi nghề sáng tạo? Hôm nay, hãy cùng Duavang.net đi tìm hiểu Creative là gì và những điều thú vị xoay quanh ngành nghề thú vị này nhé!
Creative là gì?
Để tìm hiểu creative nghĩa là gì thì theo từ điểm Cambridge, creative là tính từ dùng để miêu tả trạng thái của ý tưởng được nảy ra hay dùng để miêu tả một vật độc đáo, khác với những phiên bản ban đầu. Trong tiếng Việt, Creative có nghĩa là tư duy sáng tạo.
Sáng tạo không chỉ là tính cách, phẩm chất của con người mà đây cũng được coi là một trong những yêu cầu, kỹ năng quan trọng trong một số ngành nghề đặc thù. Trong lĩnh vực marketing, creative là gì thì đây là tên gọi của một bộ phận trong công ty Agency. Bộ phận này chịu trách nhiệm về các chiến lược quảng cáo, các chiến dịch thúc đẩy bán hàng nhằm tăng doanh số cho công ty. Công ty agency ở Việt Nam thường làm gộp các mảng quảng cáo – truyền thông – sự kiện.
Bạn đang xem: Creative là gì? Cách chinh phục nghề Creative hot nhất hiện nay
Theo từ điển Cambridge, Creative danh từ chỉ sự sáng tạo – Creative nghĩa là gì? (Ảnh: Internet)
Vai trò của Creative là gì trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, creative là bộ phận có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào lĩnh vực hoạt động mà bộ phận ceartive ở mỗi công ty sẽ làm những công việc khác nhau.
Về cơ bản, bộ phận creative có vai trò đưa ra và phát triển ý tưởng, hình ảnh và từ ngữ để truyền bá thông điệp qua các kênh truyền thông như bao bì sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình, radio, các điểm bán hàng.
Creative là làm gì? Creative là bộ phận sáng tạo trong công ty (Ảnh: Internet)
Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative là gì
Những bạn trẻ hiện nay luôn khao khát được thể hiện mình với những ý tưởng sáng tạo khi đưa ra quyết định về nghề nghiệp. Tuy nhiên, không có nghề nào là đơn giản cả, ngay cả những ngành nghề lựa chọn theo đam mê cũng không tránh khỏi những áp lực nghề nghiệp mang lại. Sáng tạo là một ngành đặc thù, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sáng tạo chính là tư duy và nguồn cảm hứng. Để gắn bó với nghề thì đam mê và hiểu creative là gì vẫn chưa đủ, bạn cần có thêm những phẩm chất dưới đây:
Tinh thần làm những điều không thể: Sự sáng tạo đòi hỏi việc lặp lại nội dung ở bất kỳ tác phẩm nào hay những tư duy theo lối mòn có sẵn. Khi theo đuổi đam mê và sáng tạo, đôi khi bạn phải chấp nhận “sự khác người” mà nhiều người không chấp nhận để bảo vệ quan điểm của mình. Việc thẳng thắn nói lên những suy nghĩ khác biệt của mình thường đi ngược lại những suy nghĩ truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của người khác. Do đó, bạn cần học cách sống chung với những áp lực, vượt qua được những nhận xét, ý kiến trái chiều của người khác là điều bạn cần trau dồi để có thể gắn bó lâu dài với nghề sáng tạo.
Sáng tạo một cách nghiêm túc, kỷ luật bản thân: Có đam mê chưa đủ, để theo đuổi nghề sáng tạo ngoài tính cầu tiến bạn cần có tính nghiêm túc với nghề và kỷ luật bản thân. Đừng để những cảm hứng nhất thời ảnh hưởng đến công việc hay thái độ làm việc của bạn bị chi phối bởi lối tư duy “tự do, phóng khoáng”. Để có thể kiểm soát tốt bản thân, bạn cần lập ra những kế hoạch và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã định ra trong một thời gian cố định. Để đảm bảo tính bền vững của kế hoạch, bạn cần đặt ra một số nguyên tắc cho bản thân, cần cân đối thời gian cho hợp lý, tránh để bản thân sa đà vào những hoạt động theo cảm xúc.
Người làm Creative thường có lối tư duy tự do, phóng khoáng – Kỹ năng cần có để làm nghề Creative là gì (Ảnh: Internet)
Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng: Làm trong nghề sáng tạo, bạn cần biết những phần mềm, ứng dụng trong ngành để phục vụ công việc một cách hiệu quả nhất như Photoshop, Indesign, Illustrator,..
Biết phân tích và giao tiếp tốt: Những người có khả năng sáng tạo thường có con mắt tinh tường, có thể nhìn thấy ý tưởng tiềm năng từ những điều nhỏ nhặt và rất nhạy cảm. Vì vậy, hãy đi gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau để có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức và cảm hứng.
Sắp xếp thời gian và thư giãn hợp lý: Khi theo đuổi nghề sáng tạo thì bạn cũng cần cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Những ý tưởng thường chỉ xuất hiện khi đầu óc được thư giãn thoải mái. Do đó, bạn nên có thời gian biểu nhất định cho việc nghỉ ngơi để xả hết những căng thẳng và tìm nguồn cảm hứng mới.
Các công việc trong nghề Creative là gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô công ty và yêu cầu của khách hàng thì số lượng nhân sự trong team creative sẽ khác nhau. Thông thường, một team creative nhỏ sẽ chỉ có một copywriter, một art director, nếu quy mô lớn hơn sẽ có thêm creative director, excutive creative director,… Mỗi nhân sự sẽ cùng phối hợp song song với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng, trong đó mỗi vị trí sẽ chịu trách nhiệm riêng.
Các công việc trong nghề Creative là làm gì (Ảnh: Internet)
Executive Creative Director (Giám đốc điều hành sáng tạo)
Vị trí này là cấp cao nhất trong số các chức danh nghề nghiệp liên quan đến mảng sáng tạo. Một giám đốc điều hành sáng tạo sẽ chịu trách nhiệm giải trình các hoạt động của bộ phận sáng tạo ở cấp độ vùng/toàn quốc/toàn cầu tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp cho cấp quản lý cao hơn.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành sáng tạo sẽ là những người lên tinh thần làm việc chung cho bộ phận sáng tạo trong công ty. Để đảm nhiệm được vị trí này, thường là những người đã có kinh nghiệm 12-15 năm làm việc tại các công ty agency.
Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
Có bao giờ bạn thắc mắc Creative Director là gì chưa, hôm nay Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM sẽ giải đáp cho bạn. Creative Director hay Giám đốc sáng tạo là một vị trí then chốt trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm quản lý team creative, là người khởi xướng lên ý tưởng, thúc đẩy team đưa ra những ý tưởng và là người đảm bảo tính sáng tạo trong các sản phẩm truyền thông của công ty.
Điển hình trong lĩnh vực quảng cáo, Creative Director sẽ là người phát triển kế hoạch, đưa ra chiến lược tiếp thị của sản phẩm, đồng thời sẽ quản lý dự án và làm việc, trao đổi trực tiếp với khách hàng để cho ra sản phẩm thiết kế đúng thời hạn.
Creative Director thường yêu cầu người có kinh nghiệm từ 2-12 năm làm việc, vị trí này thường được đề bạt từ vị trí Art director hoặc Copywriter.
Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
Art Director hay Giám đốc nghệ thuật là người chịu trách nhiệm về việc thiết kế, lên ý tưởng cho hình ảnh trực quan, phong cách trên các tạp chí, bao bì, báo, sản xuất phim và truyền hình của công ty. Các yếu tố hình ảnh của dự án (project) như tinh thần chung, màu sắc, cảm giác mang đến cho người xem sẽ phụ thuộc vào sự sáng tạo của Art Director.
Art Director làm việc trực tiếp với Copywriter đảm bảo cho ý tưởng ngắn ngọn và hỗ trợ chiến dịch quảng cáo của công ty. Vị trí này thường yêu cầu người có kinh nghiệp từ 5 năm trở lên.
Các vị trí Creative là gì – Creative Director là gì? (Ảnh: Internet)
Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?
Để nói đến sự khác biệt giữa Art Director và Creative Director là gì thì đó là phạm vi trách nhiệm. Art Director là sự kết hợp giữa khả năng thiết kế design và sự sáng tạo nghệ thuật để tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ, gắn kết và khơi dậy phản ứng của khách hàng.
Art Director sẽ tập trung vào tính thẩm mỹ của sản phẩm sáng tạo, còn Creative Director sẽ là người đưa ra những chiến lược, chỉ đạo nghệ thuật và thực hiện chiến dịch.
Creative Director có thể yêu cầu nhân viên creative sáng tạo một phông chữ ấn tượng trên bao bì sản phẩm để thu hút khách hàng. Art Director là người nhận biết được các loại phông chữ cũng như tính năng của từng loại. Có thể hiểu, Creative Director là công việc thiên về nhìn, hiểu hơn là cách làm ra sản phẩm cụ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: những mẫu Creative Brief mẫu chuẩn không cần chỉnh
Kết
Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay thì cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo ngày càng đa dạng. Để theo đuổi và gắn bó với nghề sáng tạo này, bên cạnh sự đam mê đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Creative cần thường xuyên cập nhật, nắm bắt những xu hướng và xây dựng một môi trường làm việc mang lại nhiều cảm hứng sáng tạo. Bài viết trên đây đã cùng bạn tìm hiểu Creative là gì, hy vọng những điều Duavang.net chia sẻ sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm được những điều thú vị ngành nghề này.
Đăng bởi: Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM
Chuyên mục: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc (0)