- Brand Awareness là gì? Làm thế nào để xây dựng Brand Awareness?
- Brand Awareness là gì
- Sự khác nhau giữa Brand Awareness và Brand Recognition là gì
- Tầm quan trọng của Brand Awareness trong xây dựng thương hiệu là gì
- Làm thế nào để xây dựng Brand Awareness thành công
- Chọn đúng đối tượng mục tiêu
- Hiện diện trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội
- Nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu
- Nên sử dụng Viral Marketing
Brand Awareness là gì? Làm thế nào để xây dựng Brand Awareness?
Hiện nay, các doanh nghiệp, các thương hiệu luôn có những chiến lược truyền thông marketing sử dụng quảng cáo, marketing trực tiếp, marketing qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Dù là thương hiệu nào thì mục tiêu cuối cùng của họ cũng chính là để xây dựng cũng như nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng. Và Brand Awareness là một từ khóa vô cùng quan trọng mỗi khi doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu. Vậy Brand Awareness là gì? Làm thế nào để có thể xây dựng Brand Awareness cho doanh nghiệp thành công, tất cả sẽ được Dứa Vàng giải thích và bật mí ở bài viết sau.
Brand Awareness là gì
Brand Awareness hay còn được biết tới là nhận thức về thương hiệu. Chiến lược marketing chỉ thành công khi nó giúp thúc đẩy quá trình nhận thức của khách hàng thông qua những giai đoạn tâm lý khác nhau, tất cả để có được nhận thức về thương hiệu cao nhất.
Một ví dụ về Brand Awareness vô cùng tiêu biểu đến từ thương hiệu Dr. Thanh, hình ảnh quảng cáo của thương hiệu này giúp người tiêu dùng nhận thức được đây là sản phẩm giúp thanh lọc cơ thể cho những người bị nóng trong người. Khi sản phẩm lần đầu được ra mắt trên thị trường thì người tiêu dùng hoàn toàn chưa nhận thức được sự tồn tại của thương hiệu trà Dr. Thanh cũng như những đặc điểm, đặc tính riêng biệt của sản phẩm này. Chính vì vậy, hãng đã đi từng bước và làm cho người tiêu dùng biết được trên thị trường có một sản phẩm như vậy, điều này chính là tạo nên nhận thức về thương hiệu.
Bạn đang xem: Brand Awareness là gì? Làm thế nào để xây dựng Brand Awareness?
Brand Awareness là gì? Ví dụ về brand awareness đến từ thương hiệu trà thảo mộc Dr. Thanh (Ảnh: Internet)
Sự khác nhau giữa Brand Awareness và Brand Recognition là gì
Hiện nay, Brand Awareness có hai loại được chia ra đó là Brand Recall và Brand Recognition. Brand Recognition là nhận diện thương hiệu, nó được hiểu đơn giản là bạn nhận ra ngay một thương hiệu khi nhìn thấy nó. Còn Brand Recall là việc bạn nghĩ tới sản phẩm nào đó sẽ hình dung ngay ra được thương hiệu đó, ví dụ ở Việt Nam khi nhắc đến sữa thì người tiêu dùng sẽ nghĩ tới Vinamilk, khi nhắc tới xe máy thì nghĩ ngay tới Honda,…
Chính vì thế, Brand Awareness sẽ bao gồm cả việc người tiêu dùng nhận ra thương hiệu của bạn và nhắc tới sản phẩm thì họ cũng nghĩ ngay tới thương hiệu của bạn. Còn Brand Recognition là một quá trình của Brand Awareness mà thôi.
Tầm quan trọng của Brand Awareness trong xây dựng thương hiệu là gì
Sau khi đã biết được Brand Awareness nghĩa là gì thì có thể thấy đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới để xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp của mình. Mục đích cuối cùng là có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành để giữ chân khách hàng.
Việc tạo ra Brand Awareness là vô cùng cần thiết cho các thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu mới khi mà khách hàng, người tiêu dùng chưa biết về thương hiệu đó. Khi mà người dùng chưa có chút nhận thức nào về thương hiệu thì chắc chắn họ sẽ không lựa chọn mua sản phẩm của thương hiệu đó. Nhiều khi, những người làm marketing vì quá chú trọng vào tạo ra những quảng cáo khác biệt nhằm tạo nên Brand Awareness. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên và có thể đảm bảo người tiêu dùng có thể trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu đó hay không thì còn là cả một quá trình dài.
Làm thế nào để xây dựng Brand Awareness thành công
Khi đã hiểu được sự quan trọng không thể thiếu của Brand Awareness thì các doanh nghiệp cần phải tạo ra được nhận thức về thương hiệu. Việc quảng cáo ở khắp nơi là phương pháp vô cùng lãng phí ngân sách cho doanh nghiệp mà chưa chắc đã tạo ra được Brand Awareness. Một số cách hiệu quả để xây dựng Brand Awareness thành công đó là tham gia tài trợ cho các sự kiện địa phương song song với việc duy trì tính đồng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội để có thể xây dựng nội dung có cá tính và phong cách thương hiệu riêng.
Chọn đúng đối tượng mục tiêu
Chọn đối tượng mục tiêu chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn để thu hút sự chú ý của người dùng vì không có một khách hàng nào muốn quan tâm tới sản phẩm không phù hợp với họ. Việc xác định khách hàng mục tiêu còn giúp doanh nghiệp có thể tùy chỉnh nhận thức thương hiệu cũng như nỗ lực công nhận của mình để thu hút người tiêu dùng. Hãy suy nghĩ tới các nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới để có thể đưa thông điệp của doanh nghiệp tới đúng đối tượng phù hợp.
Hiện diện trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ số thì nếu doanh nghiệp không có những chiến lược truyền thông mạng xã hội thì sẽ rất khó để thành công. Khách hàng hiện nay luôn có xu hướng xây dựng mối quan hệ với thương hiệu họ yêu thích thông qua mạng xã hội. Chính vì vậy, nếu biết được đối tượng khách hàng của mình sử dụng nền tảng mạng xã hội nào nhiều nhất thì bạn có thể trực tiếp trò chuyện với khách hàng của mình để biết được những gì họ cần, biết được những gì bạn thiếu để cải thiện điều đó. Tất cả sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao Brand Awareness một cách hiệu quả.
Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng brand awareness hiệu quả bằng cách hiện diện trên các mạng xã hội (Ảnh: Internet)
Nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu
Dù doanh nghiệp của bạn đang trong quá trình xây dựng Brand Awareness hay Brand Recognition thì bạn cần ghi nhớ việc bạn là thương hiệu duy nhất. Nếu bạn giống như các đối thủ khác thì bạn cần cố gắng nhiều hơn để nổi bật. Doanh nghiệp cần nhất quán từ màu sắc, tông màu, đại diện hay giọng nói để khách hàng biết được họ đang giao dịch với bạn. Các yếu tố nhất quán mà bạn có thể giới thiệu đó là xây dựng sự quen thuộc và cung cấp cho khách hàng thấy được một thứ gì đó bền vững.
Nên sử dụng Viral Marketing
Nếu bạn muốn việc tăng nhận diện thương hiệu và nhận thức về thương hiệu cùng một lúc thì chiến lược hiệu quả bạn nên nghĩ tới là Viral Marketing hay quảng cáo truyền miệng. Sử dụng hình thức này giúp bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu và kết nối với khách hàng theo cách riêng của mình. Đây là hình thức quảng cáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhằm khuyến khích khách hàng của bạn chia sẻ thông điệp bạn muốn truyền tải. Chính vì vậy, nếu sử dụng hình thức này doanh nghiệp cần đầu tư về mặt sáng tạo nội dung.
Quảng cáo mang tính viral ngoài việc đưa thương hiệu ra rộng hơn, xa hơn với đông đảo người tiêu dùng thì nó còn giúp làm nổi bật giá trị trong công ty của bạn. Nếu bạn tạo ra nội dung hấp dẫn thì khách hàng sẽ có xu hướng chia sẻ cho bạn bè, người thân của họ.
Tạm kết
Tựu chung lại, Brand Awareness chính là kết quả của việc công nhận thương hiệu và ghi nhớ về thương hiệu trong lòng khách hàng. Đây là bước đầu vô cùng quan trọng và là mục tiêu cơ bản trong mỗi chiến dịch truyền thông Marketing. Hiểu được Brand Awareness là gì thì bạn sẽ biết được cách đúng đắn để xây dựng nhận thức về thương hiệu là sử dụng hình ảnh bắt mắt, đầu tư vào nội dung và quảng cáo ở đúng nơi và tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên doanh nghiệp của bạn cần nhất quán khi xây dựng thương hiệu để từ đó củng cố hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng.
Nhiều thương hiệu lớn đã thành công khi xây dựng Brand Awareness đó là Apple, Google, Nike,… khách hàng chỉ cần lướt qua là có thể nghĩ ngay tới sản phẩm của các thương hiệu đó. Để thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp cần nắm được rõ Brand Awareness là gì và xác định các cách đo lường về thương hiệu của bạn để có thể điều chỉnh, cải tiến cần thiết trong quá trình thực hiện.
Đăng bởi: Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM
Chuyên mục: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc (0)