BPO là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về BPO trong doanh nghiệp
Nếu là người hay đọc tin tức và tìm hiểu về nhân lực thì khái niệm BPO không phải quá xa lạ. Tuy nhiên, thuật ngữ BPO là gì vẫn còn khó hiểu với nhiều người. Tác dụng của BPO đối với các doanh nghiệp ra sao và khi có BPO người lao động được tạo ra những cơ hội như thế nào? Cụm từ mới mẻ này sẽ được Duavang.net giải đáp qua bài viết dưới đây.
BPO là gì?
BPO viết tắt của từ Business Process Outsourcing, là việc ủy thác dịch vụ kinh doanh. BPO chính là hoạt động thỏa thuận của một công ty thuê một công ty khác chịu trách nhiệm về một hoạt động được lên kế hoạch hoặc hoạt động nội bộ liên quan đến chuyển tài sản, nhân viên từ công ty này sang công ty khác.
Nguồn gốc của BPO xuất phát từ ngành công nghiệp sản xuất. Các nhà sản xuất thuê những công ty ngoài đảm nhiệm xử lý những quy trình cụ thể, chẳng hạn như các bộ phận cung ứng nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng mà không liên quan đến năng lực cốt lõi. Dần dần, các tổ chức trong các doanh nghiệp khác được thông qua các đào tạo, thực hành bài bản. Nhờ đó BPO đã dần mở rộng ra đến mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề thậm chí cả văn phòng và cơ quan chính phủ cũng ký hợp đồng thực hiện nhiều quy trình với các bên cung cấp dịch vụ BPO ở Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và trên khắp thế giới.
Bạn đang xem: BPO là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về BPO trong doanh nghiệp
Bản chất của những ngành có trong danh sách BPO là những ngành cần nhiều nhân lực nhưng không yêu cầu trình độ nhân lực quá cao như nhân viên nhập liệu, nhân viên tổng đài,… Có thể thấy những quốc gia thuộc khu vực Châu Á là tâm điểm cho hoạt động BPO. Đặc biệt là Philipines, quốc gia có dân số khá đông và có nguồn lao động có trình đọ cao được coi là nơi có nguồn BPO phát triển mạnh mẽ.
Để hiểu rõ được BPO là gì thì bạn cần chú trọng ghi nhớ hai đặc điểm mấu chốt của BPO là gia công và thuê ngoài.
BPO nghĩa là gì (Ảnh: Internet)
Lịch sử ra đời của BPO
BPO trên thế giới
Ấn Độ vẫn là quốc gia được người ta nhắc đến đầu tiên khi nói đến sự hình thành của BPO nhưng cho đến sau này, khi nhận ra đa số người dân ở Philipines nói tiếng Anh chuẩn hơn Ấn Độ, Philipines lại có lượng nhân lực có trình độ cao và nhận được sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ nên ngành dịch vụ thuê ngoài ở đây phát triển rất mạnh mẽ. Từ đầu những năm 1990 đến nay, Philipines vẫn được coi là nơi phát triển đỉnh cao của dịch vụ BPO vì thế mà nơi đây được tờ báo Los Angeles Time vinh danh là “kinh đô của dịch vụ chăm sóc khách hàng thế giới”.
BPO ở Việt Nam
Ở Việt Nam BPO là gì thì từ cuối 2005 thuật ngữ BPO đã có mặt ở đây, nhưng đến năm 2007 mới chỉ có 17% tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Dần dần BPO phát triển như vũ bão khi năm 2010, Việt Nam đã nằm trong top 30 quốc gia trên thế giới về tối ưu chất lượng BPO và đạt vị trí thứ 5 vào năm 2014.
Đến năm 2016, Việt Nam bất ngờ vượt mặt các quốc gia Philipines, Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên đứng đầu bảng khi có các điểm BPO xếp hạng tốt nhất thế giới.
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực thuê ngoài khi có nguồn nhân lực có kỹ năng IT hiện đại và tỷ lệ chuyển việc thấp.
Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về điểm BPO (Ảnh: Internet)
Bản chất của BPO
BPO là gì thì đã được các nhà kinh tế học đưa ra từ khá lâu và có rất nhiều tầng nghĩa cho khái niệm này. Bản chất của BPO có thể hiểu là sự chuyên môn hóa.
Theo đó, các công ty nên tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, thế mạnh về kinh nghiệm, con người, cơ sở hạ tầng,…
BPO đề cập đến từng hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sản xuất khi không có đủ nguồn lực về luật thì hãy thuê dịch vụ luật của những công ty có chuyên môn về luật hay những doanh nghiệp không có nhân lực chuyên môn về tài chính có thể thuê các công ty tài chính khác các dịch vụ kiểm toán, kế toán,…
Trong BPO thì một người có thể đảm nhiệm công việc tại nhiều công ty khác nhau, các công ty cung cấp dịch vụ BPO đều có nhân lực có chuyên môn cao.
Các công ty BPO ở Việt Nam và trên toàn thế giới đều là những công ty có nguồn nhân lực chuyên môn cao (Ảnh: Internet)
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng BPO
Ưu điểm khi sử dụng BPO
Khi hiểu được BPO là gì và công dụng khi sử dụng BPO thì doanh nghiệp thu về được khá nhiều ý nghĩa. Những lợi ích thường thấy khi sử dụng BPO:
- Lợi ích tài chính: Các nhà cung cấp dịch vụ BPO có thể thực hiện quy trình kinh doanh, giải pháp linh hoạt trong quản lý tài chính, doanh nghiệp có được sự đồng nhất trong phát triển kinh doanh và tiết kiệm nguồn vốn và các chi phí doanh nghiệp.
- Tính linh hoạt: Khi ký hợp đồng BPO doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh các quy trình kinh doanh thuê ngoài, phản ứng nhanh nhạy hơn trong biến động thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh: BPO giúp các doanh nghiệp tập trung vào những điểm trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình và cắt giảm những quỹ thời gian dư thừa trong quy trình quản lý.
- Chất lượng cao và hiệu suất tốt hơn: Khi có BPO các doanh nghiệp sẽ có công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng, có quy trình hoạt động cụ thể thống nhất giúp họ tập trung ở mức độ cao nhất, nhờ đó sẽ có độ chính xác hơn, tốc độ nhanh hơn và hiệu quả làm việc cũng cao hơn.
- Tiếp cận nhanh với các đổi mới trong quy trình: Các nhà cung cấp BPO đều có nguồn nhân lực có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệp sẽ có thể đưa ra những cải tiến tiến bộ theo lĩnh vực chuyên môn của họ để mang lại sự phát triển và đổi mới trong các quy trình thực hiện. Doanh nghiệp có thể kiểm soát được các quy trình và có thể giảm thiểu được tối đa chi phí.
- Phạm vi mở rộng: Nhà cung cấp thuê ngoài có thể mở rộng phạm vi địa lý, thời gian hoặc mở rộng mô hình kinh doanh mới để tăng hiệu quả đầu tư cho các doanh nghiệp.
BPO tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Nhược điểm khi sử dụng BPO
Ngoài việc nhận được nhiều lợi ích khi tham gia vào dịch vụ BPO thì các doanh nghiệp cũng chấp nhận nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những nhược điểm tiềm ẩn của BPO là gì:
- Vi phạm an ninh: Khi các nhà cung cấp BPO và các doanh nghiệp kết nối công nghệ với nhau sẽ có thể bị khai thác bởi các tác nhân xấu. Doanh nghiệp cũng thường phải chia sẻ những dữ liệu nội bộ bí mật nên có thể sẽ có những rủi ro tiềm ẩn khác.
- Không dự tính được chi phí: Các doanh nghiệp có thể đánh giá thấp mức giá mà họ phải trả cho những công việc mà họ thuê dịch vụ BPO khi họ không đánh giá được chính xác mức khối lượng công việc hay toàn bộ chi phí hợp đồng thuê BPO.
- Thách thức về mối quan hệ: Doanh nghiệp có thể gặp một số vấn đề về mặt giao tiếp hay các rào cản văn hóa với những nhà cung cấp BPO.
- Phụ thuộc vào BPO quá nhiều: Khi doanh nghiệp thuê ngoài một hoặc một số dịch vụ sẽ bị ràng buộc với một số nhà cung cấp BPO cụ thể mà họ đã chọn. Vì vậy doanh nghiệp cần quản lý được sự hợp tác này và đảm bảo được mục tiêu của sự thuê dịch vụ được đáp ứng đúng nhu cầu. Nếu không doanh nghiệp sẽ có thể gặp khó khăn trong việc đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc chuyển sang một nhà cung cấp BPO khác.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ của Duavang.net trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu BPO là gì? và những lợi ích của nó mang lại. BPO không chỉ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp nhằm hỗ trợ được hoạt động kinh doanh của mình mà còn tạo được rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn đang tìm việc.
Đăng bởi: Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM
Chuyên mục: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc (0)